Job listings: 7830
Search for your best talent on recruitment website in Vietnam

Job Seeker: Register

Nghệ thuật trả lời những câu hỏi tình huống

April 02 2017
Sau một thời gian nộp hồ sơ và chờ đợi “mòn mỏi”, vào một ngày đẹp trời, nhà tuyển dụng đã gọi điện cho bạn và hẹn một cuộc phỏng vấn, bạn rất vui mừng, nhưng bạn đừng quên chuẩn bị thật kĩ câu trả lời, đặc biệt là những câu hỏi tình huống khó.
Nghệ thuật trả lời những câu hỏi tình huống
Khi nhà tuyển dụng hỏi những câu quen thuộc như: “Bạn sẽ làm gì nếu có một khách hàng không thích sử dụng dịch vụ/ sản phẩm của công ty?” bạn có thể kể lại một câu chuyện có thật (hoặc tưởng tượng) về tình huống đó và cách giải quyết.
Với câu hỏi đó, nhà tuyển dụng muốn biết rõ hơn về thái độ và cách ứng xử của bạn, chứ họ không quan tâm đến tất cả quá trình bạn thuyết phục vị khách hàng đó ra sao, vậy với thời gian trả lời phỏng vấn ngắn ngủi, làm sao để chinh phục nhà tuyển dụng?
Những câu hỏi tình huống thường bắt đầu với những cụm từ như: “Anh/chị hãy nói cho chúng tôi biết về khoảng thời gian khi…” hoặc “Đưa ra một ví dụ cụ thể về...”, nhà tuyển dụng muốn nghe những tình huống thực, những ví dụ thực. Họ đưa ra những câu hỏi đó để hiểu thêm về khả năng xử lý tình huống của bạn, những tình huống đó có thể lặp lại trong bất kì công ty nào, tất nhiên không loại trừ công ty của họ.
Và đây chính là cơ hội ngàn vàng để bạn thể hiện khả năng xử lý tình huống của mình. Nếu có thể đưa ra tình huống gần đây nhất mà bạn gặp phải và đã giải quyết thành công thì bạn đã thể hiện rõ thế mạnh của mình so với những ứng viên khác. Bởi nhà tuyển dụng tin rằng: Nếu bạn có thể giải quyết tình huống phức tạp trong công ty cũ thì bạn cũng giải quyết được những tình huống phức tạp có thể gặp phải trong công ty mới
Để câu chuyện của bạn thuyết phục được nhà tuyển dụng, bạn phải nhấn mạnh được tình huống, hành động của bạn và kết quả tốt đẹp đã đạt được. Đây là một trong những ví dụ cụ thể cho câu hỏi tình huống:Tình huống: Bạn có một người khách hàng, không muốn nghe bất cứ một lời giới thiệu nào về đặc trưng sản phẩm/dịch vụ của công ty chỉ bởi vì cô ấy đã từng có định kiến chưa tốt về công ty.Hành động: Bạn lắng nghe vì sao cô ấy có định kiến như vậy, lắng nghe từng lời phàn nàn của cô ấy và bạn bè của cô ấy về sản phẩm/dịch vụ của công ty. Sau đó bạn đã cố gắng tìm ra cách giải quyết tốt nhất.Bạn chỉ ra rằng: Tất cả những lời phàn nàn đó đều dó lý do, nhưng không phải tất cả các sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn đều chưa tốt. Công ty đã và đang cố gắng hạn chế tối đa những điểm chưa tốt và cố gắng phục vụ khách hàng ở mức tốt nhất. Rồi sau đó bạn đã thuyết phục cô ấy bằng một loạt những sản phẩm/dịch vụ nổi bật của công ty đang được rất nhiều người ưa chuộng. Từ đó cô ấy đã thay đổi cách nghĩ về sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn. Những định kiến cũ về công ty không còn trong ý nghĩ của cô ấy nữa.Kết quả: Cô ấy không chỉ mua sản phẩm/dịch vụ của công ty mà còn rất vui vẻ hài lòng với lời giải thích của bạn. Giờ, cô ấy là một trong những khách hàng ruột của bạn.
Có một cách rất hiệu quả để bạn trả lời thật tốt các câu hỏi tình huống, đó là bạn hãy chuẩn bị thật tốt. Bạn đừng quên suy nghĩ thật kĩ, viết ra giấy một cách chi tiết hoặc ít ra là gạch đầu dòng những ý chính của câu trả lời để tự tin hơn khi bước vào cuộc phỏng vấn. Mỗi một loại hình công việc sẽ có những câu hỏi tình huống tương tự, và bạn phải chuẩn bị câu trả lời thật sát với vị trí tuyển dụng mà bạn đang ứng tuyển, như vậy sức thuyết phục sẽ cao hơn.
Đặc biệt là: Khi nhà tuyển dụng không đưa ra câu hỏi tình huống, bạn vẫn có thể khéo léo lồng ghép vào quá trình trả lời những câu hỏi liên quan nhằm tăng tính thuyết phục.
Ví dụ bạn có thể dẫn dắt như sau: “Tôi đã có kinh nghiệm trong công việc bán hàng. Tôi có khả năng thuyết phục khách hàng. Tôi có thể lấy ví dụ rằng: Tôi đã từng gặp một khách hàng rất khó tính, có định kiến về dịch vụ của công ty tôi, nhưng sau một thời gian thuyết phục, cô ấy đã trở thành khách hàng thân thiết của tôi…”Được tham gia vào vòng phỏng vấn nghĩa là hồ sơ của bạn đã gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và khả năng trúng tuyển của bạn khá cao. Vậy bạn đừng quên chuẩn bị thật kĩ càng để ghi điểm với nhà tuyển dụng trong vòng phỏng vấn.
Theo vietnamnetjobs