Việc làm đăng tuyển: 7828
Tìm việc làm và đăng tuyển dụng tại Seek.com.vn

Người tìm việc: Tạo tài khoản

Tại sao bạn vẫn không xin được việc?

16 tháng 4 2015
Bạn nói quá nhiều. Bạn lẩn tránh ánh mắt của nhà tuyển dụng. Bạn đặt quá nhiều câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Bạn nói dối về những kinh nghiệm làm việc trước kia của mình. Bạn đến dự cuộc phỏng vấn muộn. Khi đi phỏng vấn, cơ thể đầy mùi nước hoa… Và bạn thắc mắc không hiểu tại sao đến giờ phút này bạn vẫn chưa có được việc làm? Lý do rất đơn giản: có thể bạn đã mắc phải một trong 15 lỗi cơ bản dưới đây của người tìm việc:
1. Mục đích xa vời thực tế: Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí công việc không phù hợp với khả năng của bạn, đương nhiên cơ hội thành công cho bạn sẽ chỉ là mong manh. Hãy dành thời gian để chuẩn bị cho quá trình tìm việc của mình, hãy đưa ra những mục đích mà bạn muốn đạt được sao cho phù hợp với thực tế của bản thân và theo đuổi mục đích đó đến cùng. 2. Sử dụng video resume: Video resume là một cách hay để bạn dễ dàng bị mất cơ hội. Chẳng một nhà tuyển dụng nào lại muốn mất nhiều thời gian để xem các ứng viên của họ diễn xuất hết. Hơn nữa, có rất nhiều bất lợi khi bạn sử dụng video resume. Vì vậy, trước khi quyết định gửi video resume, hãy xem xét kỹ xem thực sự nó có phù hợp hay không. 3. Gọi nhà tuyển dụng bằng tên thân mật: Đây là điều tối kỵ khi đi xin việc. Ở nhiều nước trên thế giới, gọi tên riêng là cách gọi thân mật giữa những người thân với nhau. Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn xin việc thể hiện sự lịch thiệp, bạn nên gọi họ của người phỏng vấn. 4. Tiết lộ quá nhiều thông tin đời tư:  Không nên để những tấm hình của bạn vui chơi nhậu nhẹt với bạn bè trên trang Facebook hay MySpace ở chế độ “public”. 5. Thiêú hiểu biết và sự chuẩn bị: Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy rất khó chịu khi phải phỏng vấn một ứng viên không có sự chuẩn bị, tìm hiểu về công ty và về vị trí công việc họ đang ứng tuyển. Bạn càng có nhiều hiểu biết về công ty và vị trí công việc mà bạn ứng tuyển, bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. 6. Không quan tâm đến vẻ bề ngoài: Đây có lẽ là lời nhắc nhở mà bạn phải nghe không biết bao nhiêu lần. Tuy nhiên, bạn cũng nên ghi nhớ lại một lần nữa. Không nên mặc những trang phục quá gợi cảm, quá xoàng xĩnh, quá kỳ dị và đeo quá nhiều trang sức. Hãy ăn mặc thật đúng mực và phù hợp với vị trí công việc bạn đáng ứng tuyển. 7. Nộp đơn xin việc bừa bãi:  Đừng lãng phí thời gian để gửi resume cho các công việc hoặc công ty mà bạn không thực sự yêu thích chỉ vì bạn sợ sẽ bị thất nghiệp. 8. Trả lời câu hỏi cụt lủn: Những câu trả lời “có” hoặc “không” cụt lủn sẽ khiến nhà tuyển dụng khó chịu về bạn. Nhà tuyển dụng muốn bạn trả lời câu hỏi thẳng thắn và trực tiếp nhưng họ cũng muốn bạn đưa ra thêm những ví dụ minh hoạ về kinh nghiệm để chứng minh cho câu trả lời của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên nói quá nhiều để biện hộ hay khoác lác về khả năng của mình. 9. Tỏ ra thiếu chuyên nghiệp:  Nhiều ứng viên thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của mình thông qua địa chỉ email kiểu như: boycodon@yahoo.com... Dĩ nhiên, đây sẽ là cách bạn tự loại mình ra khỏi công việc bạn đang ứng tuyển. 10. Bản resume quá dài dòng: Gửi một bản resume dài 10 trang là lỗi rất lớn khi bạn đi xin việc. Hãy viết bản resume thật ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý. Nêu bật thành tích và khả năng của bạn trong vòng một trang vì đa số các nhà tuyển dụng chỉ đọc lướt qua những điểm chính trong bản resume. Trong trường hợp, bạn cảm thấy chưa chắc chắn về bản resume của mình, hãy nhờ người xem xét và giúp đỡ. 11. Tìm việc cô lập: Trong khi tìm việc, không liên lạc, không quan hệ với mọi người nghĩa là bạn đang đánh mất dần cơ hội tìm được việc làm tốt cho bản thân. Bởi vì, càng nhiều người tham gia giúp bạn tìm việc làm, cơ hội thành công của bạn càng cao. 12. Lảng tránh sự giúp đỡ của người khác:  Nhiều ứng viên cho rằng yêu cầu người khác giúp đỡ là thể hiện sự yếu kém. Suy nghĩ này thật ngớ ngẩn. Vì vậy, các nhà tư vấn nghề nghiệp lâu năm khuyên bạn hãy tham khảo lời khuyên của những người dày dạn kinh nghiệm trong suốt quá trình tìm việc của mình. Đây là một trong những cách làm hiệu quả nhất có thể giúp bạn khắc phục những sai lầm trong quá trình tìm việc và nâng cao khả năng thành công. 13. Quên không nói lời cám ơn: Một điều lưu ý cho ứng viên đó là hãy gửi email cám ơn cho nhà tuyển dụng khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Coi đó như một cơ hội để tạo ấn tượng tốt đối với ông/bà ta. Trong email đó, hãy nói đến những điều mà bạn và ông/bà ta đã cùng thảo luận trong cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, nhiều ứng viên đã không làm được điều này. Thậm chí tồi tệ hơn, khi cuộc phỏng vấn kết thúc, nhiều ứng viên do quá căng thẳng nên đã quên cám ơn và chào tạm biệt nhà tuyển dụng. 14. Nói xấu về sếp cũ: Cho dù sếp cũ của bạn có phải là một sếp tồi hay không thì bạn cũng không nên dùng những lời lẽ tiêu cực để nói về ông/bà ta. Vì vậy, nếu được nhà tuyển dụng yêu cầu nói đôi điều về công việc trước kia của bạn, hãy thể hiện sự tích cực và nói về những kinh nghiệm bạn quý báu bạn đã học hỏi được. 15. Không biết hỏi nhà tuyển dụng câu hỏi gì:  Khi nhà tuyển dụng yêu cầu bạn đặt câu hỏi cho ông/bà ta, nghĩa là họ muốn biết sự quan tâm, sự hiểu biết của bạn về công việc bạn đang ứng tuyển và về công ty. Vì vậy, bạn không nên bỏ qua cơ hội này. Hãy thể hiện sự nhiệt tình và mong muốn được làm việc cho công ty bằng cách đặt những câu hỏi như kiểu: “Theo ông/bà thì vị trí công việc này sẽ phát triển tới đâu?”, “Tại sao vị trí công việc này lại hấp dẫn và tiềm năng?”, “Ông/bà thấy tôi phù hợp với công việc này như thế nào?”…
Theo Vietnamnetjobs