Việc làm đăng tuyển: 7832
Tìm việc làm và đăng tuyển dụng tại Seek.com.vn

Người tìm việc: Tạo tài khoản

Rớt phòng vấn xin việc vì sao?

30 tháng 6 2017
Phỏng vấn là phương pháp chung nhất được nhà tuyển dụng dùng để chiêu mộ và sàn lọc ra những ứng viên thích hợp nhất cho công việc của họ. Một số ứng viên thể hiện tốt vai trò của mình, nhưng ngược lại có nhiều ứng viên mắc một số sai lầm cơ bản dưới đây dẫn đến những thất bại đáng tiếc. Bạn có nằm trong số họ?
Rớt phòng vấn xin việc vì sao?
1. Đến trễ. “Xin lỗi, tôi bị lạc đường”. Đó thực sự không phải là lời xin lỗi cho hành vi đến muộn. Nhà tuyển dụng mất thời gian cho việc lập kế hoạch cuộc phỏng vấn của bạn, ước lượng nó sẽ kéo dài trong bao lâu để rồi cuối cùng phải trì hoãn lại vì sự đến muộn của bạn. Tốt nhất nên đến sớm 15 phút trước khi cuộc phỏng vấn của bạn bắt đầu, để trấn tĩnh tinh thần và chuẩn bị một số câu chào hỏi mở đầu cho cuộc tiếp xúc suôn sẻ. Nên nhớ, chỉ có bạn chờ đợi người phỏng vấn mà không có sự ngược lại.  
2. Không biết gì về tổ chức của họ. Câu hỏi để tìm ra rằng, bạn biết gì về tổ chức của họ thì hầu như luôn được nhà tuyển dụng hỏi trong mọi cuộc phỏng vấn. Sự ác cảm đối với những ứng viên không có khả năng chứng minh những sự hiểu biết cơ bản về công ty họ qua đâu, từ bạn bè giới thiệu, qua báo chí hoặc tự tìm hiểu…. Với sức mạnh của internet cho phép bạn biết được nhiều điều về công ty họ, thì ít nhất bạn cũng trả lời được điều đó.
3. Không biết lý do vì sao bạn muốn làm công việc ấy. Đây là cuộc phỏng vấn nhằm để bạn thể hiện sự phù hợp của bạn đối với vị trí họ ứng tuyển. Đừng để nhà tuyển dụng biết bạn đang cần kiếm tiền chứ không phải cần một nơi để chứng tỏ khả năng mình. Vì vậy, hãy chứng minh được vì sao bạn muốn làm công việc đó.
4. Không biết về chính mình. Người phỏng vấn sẽ hỏi những câu hỏi để bạn trình bày về bản thân như thế mạnh và mặt yếu kém của bạn, nhưng bạn lại không biết trình bày về chính mình. Hãy trình bày một vài yếu kém của bạn và giải thích sự lỗ lực khắc phục nó trong tương lai, đồng thời đưa ra vài điểm mạnh mà bạn có, liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của bạn và có lợi cho công việc của họ.
5. Yêu cầu về lương. Người phỏng sẽ tạo cơ hội để bạn hỏi về vấn đề lương bổng. Những ứng viên kém cỏi sẵn sàng thừa cơ hội này họ sẽ hỏi (trước khi được đề gnhị cho vị trí này) về lương, lợi ích, chế độ nghỉ ngơi... Ngược lại, những ứng viên có sự chuẩn bị tốt, chuyên nghiệp sẽ tập trung vào những câu hỏi về cơ hội thăng tiến, về các khóa đào tạo và nâng cao tay nghề cho nhân viên, phương hướng tương lai của công ty và những điều tương tự để làm việc tốt trong tổ chức. Cuộc phỏng vấn là một cuộc thử thách năng lực của cả nhà tuyển dụng và ứng viên. Bằng việc tránh xa một số sai sót như trên, bạn có thể tạo ra một cơ may cho chính mình.
 
Theo Hrvietnam