Việc làm đăng tuyển: 7832
Tìm việc làm và đăng tuyển dụng tại Seek.com.vn

Người tìm việc: Tạo tài khoản

Giảm nguy cơ thất bại trong phỏng vấn

16 tháng 4 2015
Trong những vòng phỏng vấn trực tiếp, mặc dù đã luôn chuẩn bị chu đáo từ những khâu nhỏ nhất nhưng dường như may mắn vẫn không mỉm cười với bạn. Lo lắng, bồn chồn đã khiến cho những câu trả lời hoặc không được như ý muốn hoặc không thể hiện đúng khả năng của bạn. Vậy làm thế nào để có thể khắc phục được tình trạng trên?
1. Căng thẳng   Đây là tâm lý thường gặp của bất cứ ứng viên nào khi tham gia các cuộc phỏng vấn. Giữa một không gian xa lạ cùng với những con người xa lạ, tâm lý trở nên căng thẳng và hồi hộp cũng là một điều khó tránh khỏi. Thường thì sự căng thẳng sẽ giúp bạn tập trung trí lực nhiều hơn vào việc giải quyết những khó khăn sắp xảy ra với mình. Nhưng nếu quá hồi hộp và căng thẳng thì bạn chỉ lưu lại những ấn tượng về một ứng viên không đủ tự tin và năng lực đối với nhà tuyển dụng. Vì thế để giảm bớt tâm lý lo lắng trước khi cuộc phỏng vấn diễn ra, bạn nên chú ý những điểm sau:   - Biện pháp tốt nhất để tránh căng thẳng là bạn nên trang bị cho mình những kiến thức đủ và cần thiết đối với ngành nghề tham dự phỏng vấn. Khi đã có một kiến thức vững chắc thì bạn sẽ đủ tự tin và năng lực để vượt qua mọi cuộc phỏng vấn mà không còn quá lo lắng hay căng thẳng nữa. Trước khi vào phỏng vấn cũng nên nhớ rằng, các ứng viên khác cũng sẽ có tâm trạng giống bạn, vì thế nếu trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết và sự tự tin ở bản thân thì bạn sẽ là người chiến thắng.   - Chọn cho mình một vị trí ngồi thích hợp trước khi vào phỏng vấn. Một vị trí mà xung quanh không có quá nhiều những lời phàn nàn sẽ làm tinh thần bạn không bị xáo trộn. Tìm một vị trí tốt, ngồi thẳng, thư giãn đầu óc và nghe một bản nhạc nhẹ nhàng sẽ làm tâm hồn bạn thư thái hơn.   - Trước khi bước vào phỏng vấn bạn nên hít và thở thật sâu. Động tác này sẽ làm bạn trấn tĩnh, tự tin và thoải mái hơn.   - Khi nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi, bạn không nên trả lời ngay. Cần suy nghĩ một vài giây để tìm ra câu trả lời mà bạn cho là chính xác nhất. Trả lời nhanh nhưng hấp tấp, không đúng vào vấn đề thì lại càng lộ rõ bạn đang rất căng thẳng và lo lắng. Vì thế nên trả lời nhà tuyển dụng một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không nên lên gân, lên cốt hay quá hùng hổ, hào hứng làm nhà tuyển dụng đánh giá sai về thái độ của bạn.   - Nếu như sự căng thẳng đã vựợt qua sự kiểm soát và khống chế thì điều tốt nhất nên làm lúc này là bạn nói trực tiếp với nhà tuyển dụng. Ví dụ: “ Xin lỗi mọi người, thực sự là hiện tại tôi hơi căng thẳng, xin phép cho tôi một phút để trấn tĩnh lại, được không ạ?” Không nhà tuyển dụng nào lại hẹp hòi mà không đồng ý với bạn. Hành động này chắc chắn sẽ lưu lại ấn tượng tốt đẹp về một ứng viên lịch sự, thẳng thắn - chính là bạn với các nhà tuyển dụng. Sau khi trấn tĩnh lại, bạn sẽ hoàn thành tốt hơn nhiều phần thi của mình.   2. Trả lời sai   Trong hoàn cảnh phải trả lời khá nhiều câu hỏi hóc búa liên quan đến kiến thức cũng như kinh nghiệm, trả lời sai hoặc không chính xác câu hỏi của người phỏng vấn cũng không phải là việc hy hữu. Ví dụ như bạn muốn ứng tuyển vào vị trí A nhưng lại nói nhầm thành vị trí B. Có trường hợp ứng viên luống cuống đến nỗi nói sai cả tên của mình….Nếu lúc này bạn không kịp đính chính lại thì sự thiệt thòi luôn ở phía bạn.   Kinh nghiệm không đủ sẽ làm các ứng viên sẽ cảm thấy cực kỳ lúng túng khi trả lời sai câu hỏi. Sau khi trả lời sai, có ứng viên lại trở nên lúng túng và căng thẳng hơn, không biết nên tiếp tục cuộc phỏng vấn của mình như thế nào. Có người sau một thời gian khá dài nhưng cũng không đưa ra được câu trả lời cho câu hỏi tiếp theo vì quá căng thẳng. Những ứng viên này đã đưa mình vào hoàn cảnh khó khăn mà không biết cách để khắc phục.   Khi bạn nói hoặc trả lời sai câu hỏi của nhà tuyển dụng thì nên trấn tĩnh cải chính lại thông tin cũng như kiến thức mà bạn vừa đưa ra. Nhà tuyển dụng cũng không bao giờ chỉ vì một lỗi sai nhỏ hay một câu trả lời không chính xác lại lấy đó để đánh giá năng lực cũng như kiến thức mà bạn có được.   Nếu như lời nói của bạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín hoặc làm tổn hại đến người khác thì bạn phải nên trực tiếp xin lỗi, ví dụ như:“ Xin lỗi, do tôi quá căng thẳng nên vô tình nói không đúng. Cho tôi xin lỗi…” Thái độ thực sự cầu thị sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá cao tinh thần biết sửa lỗi và lắng nghe người khác của bạn. Điều quan trọng là bạn phải nhận ra được khuyết điểm hoặc sai sót của mình để nhanh chóng đính chính và sửa chữa. Nếu biết mình trả lời sai, nhưng biết cải chính và sửa chữa lỗi lầm thì chắc chắn sẽ giảm bớt nguy cơ thất bại của bạn.   3. Im lặng   Trong thời gian phỏng vấn, có nhiều trường hợp nhà tuyển dụng ”vô ý” tạo khoảng thời gian trống khá lớn đã làm nhiều ứng viên thực sự trở nên luống cuống : “Sao ông(bà) không nói gì vậy?” hay “ Tôi nói điều gì sai phải không?”. Những câu hỏi “ngu ngơ” kiểu này sẽ làm bạn mất điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.   Thực ra trong khoảng thời gian trống đó, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra độ nhạy bén cũng như khả năng ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra trong công việc của bạn. Lúc này bạn có thể phá vỡ không khí im lặng đó bằng những câu hỏi như: “Quý công ty còn muốn hỏi thêm tôi câu hỏi gì không ạ?” hay “ Tôi sẵn sàng tiếp tục trả lời những câu hỏi mà quý công ty đưa ra”. Lúc này dù muốn hay không nhà tuyển dụng cũng phải “đáp ứng” những yêu cẩu của bạn.   Phá vỡ được khoảng im lặng trong thời gian phỏng vấn cũng sẽ giúp bạn làm chủ đựợc bản thân mình và tăng thêm phần tự tin cho những câu hỏi sau. Nhà phỏng vấn cũng sẽ đánh giá cao tính tự chủ cũng như sự tự tin từ bạn.   Chúc các bạn thành công!
Theo Vietnamnetjobs